Đây là bài viết dành cho những người chuẩn bị mua kem dưỡng và những người bán kem dưỡng cho người cần mua.
Mua mỹ phẩm về bôi bôi trát trát lên da đâu phải chỉ để “bắt trend” hay “cho đủ bước” như nhiều chị em vẫn tuyên truyền cho nhau. Cũng không rõ từ bao giờ, sử dụng kem dưỡng ẩm nó lại là một công đoạn bắt buộc, được thần thánh hóa đến cái mức “không dùng kem dưỡng thì tốt nhất không nên dùng các bước dưỡng trước làm gì, phí mỹ phẩm”.
Ý của tôi ở đây không phải đang “hạ bệ” chức năng của những loại kem dưỡng, vì suy cho cùng chúng cũng giúp làn da khắc phục các điểm yếu nhất định (trên từng loại da, từng vấn đề da khác nhau). Nhưng trước khi mua hay bán một loại kem dưỡng nào đó, bạn hãy nhớ rằng chúng ta không thể ép một người da thừa dầu phải dùng một loại kem dưỡng chứa toàn chất khóa ẩm. Và không thể lựa chọn một loại kem dưỡng nhiều thành phần hút ẩm trong khi da của bạn khô khốc, bong tróc.
Bạn có thực sự hiểu kem dưỡng mà bạn thoa lên mặt nó chứa cái gì bên trong và những “cái gì” đấy hoạt động như thế nào, đem lại kết quả gì trên da của bạn hay không? Vâng, ý tôi là những thành phần đấy ạ!
Tìm hiểu về các thành phần dưỡng ẩm
Chúng ta cần hiểu về 4 loại thành phần này để tìm được loại kem dưỡng ẩm phù hợp.
1/ Occlusive (khóa ẩm)
2/ Humectants (cấp ẩm)
3/ Emollients (làm mềm)
4/ Protein Rejuvenators (phục hồi protein)
1. Chất khóa ẩm Occlusive:
Cách nó hoạt động chính là tạo màng bọc trên da, cái màng này có nhiệm vụ giữ nước ở bên trong và ngăn nước bốc hơi ra bên ngoài. Kết quả là làn da được bảo vệ độ ẩm trong nhiều giờ, giữ được độ căng và đàn hồi khi nhìn bằng mắt thường. Với lý lẽ này mà nhiều chị em tuyên truyền nhau về việc “sử dụng kem dưỡng ẩm để khóa các dưỡng chất trước đó, không cho nó bay hơi ra bên ngoài”. Ồ, nhưng không hoàn toàn là đúng đâu, bởi vì không ai đo đạc được khả năng bay hơi của các dưỡng chất là bao nhiêu phần trăm, và còn tùy thuộc vào thành phần dưỡng ẩm của các sản phẩm trước đó mà bạn đã sử dụng.
Các thành phần khóa ẩm thường thấy như:
- Các nhóm hydrocarbons (peroleum jelly -vasaline, paraffin, mineral oil…)
- Các loại sáp như beeswax sáp ong, candelilla..
- Các acid béo như stearic acid, lanolin acid
- Cồn béo cetyl alcohol, stearyl alcohol
- Cholesterol
- Silicones (Dimethicone, Trimethicone….)
- Shea butter (bơ hạt mỡ)
Tôi sẽ lấy ví dụ như thế này, một skincare routine của bạn bao gồm toner – essence/ serum/ ampoule (tinh chất) – kem dưỡng đúng không? Nếu ở bước tinh chất bạn đã sử dụng một sản phẩm có nhiều chất khóa ẩm và để lại trên da lớp màng ẩm khá là dày rồi. Thì tại sao bạn lại cần thêm một loại kem dưỡng có kết cấu siêu dày và giàu chất khóa ẩm từ silicone nữa?
Việc chỉ chăm chăm khóa ẩm bằng kem dưỡng chứa các occlusive sẽ khiến cho làn da mất cân bằng từ bên trong. Trong khi da không được hút nước mà các dưỡng chất chỉ nằm lì trên bề mặt da thì việc dưỡng ẩm sẽ không có hiệu quả. Biểu hiện của nó là gì? Lỗ chân lông to, chảy xệ, thiếu độ tươi sáng và căng mọng, kém đàn hồi… Thậm chí lạm dụng occlusive (khóa ẩm) còn gây cảm giác nặng mặt, nhờn dính, lượng dầu thừa tiết ra bị chặn lại dễ gây viêm nang lông và nổi mụn.
Cách giải quyết đó là chồng các lớp dưỡng xen kẽ giữa hút ẩm và giữ ẩm và tối ưu nó với bước khóa ẩm cuối cùng. Như vậy thì skincare routine mới đạt được hiệu quả cao trong việc dưỡng ẩm.
2. Chất hút ẩm Humectants:
Cấu trúc chứa nhiều nhóm -OH hay -NH dễ dàng tạo liên kết hydrogen với các phân tử nước. Nhiệm vụ của chúng sẽ là hút các phân tử nước có trong không khí lại cho da. Đồng thời hút cả các phân tử nước có sẵn trong cơ thể đem lên bề mặt da. Mặt trái của nó là vô tình đẩy nhanh quá trình mất nước nếu độ ẩm trong không khí thấp, nước đưa lên bề mặt da không được giữ lại, còn được biết đến với tên gọi “hút ẩm ngược”. Có thể khắc phục bằng các chất khóa ẩm occlusives (đã nói ở bên trên).
Các chất hút ẩm thường thấy:
- Hyaluronic acid (Sodium Hyaluronate – loại muối HA này được ứng dụng trong mỹ phẩm nhiều hơn là Hyaluronic Acid tinh khiết)
- Glycerin
- Urea
- Sorbital
- Alpha hydroxy acids (AHA: glycolic acid, lactic acid, mandelic acid…)
- Mật ong, nha đam, lô hội…
- Niacinamide
3. Chất làm mềm Emollients
Làm mềm, mướt, mượt da bằng cách “điền vào chỗ trống” nhất là ở các làn da khô giữa các mảng da bong tróc. Khi kết hợp với các chất nhũ hoá emulsifier (công thức giữ ẩm xưa cũ) sẽ đủ để giữ dầu và nước trên lớp sừng.
Một số emollients làm mềm cũng thuộc nhóm occlusives khóa ẩm như Squalane, dầu thực vật. Thoa đủ dày emollients cũng sẽ đạt hiệu quả như 1 occlusives. Nhưng có sản phẩm nào mà không chứa chất làm mềm đâu, vậy nên bạn chỉ cần quan tâm tới yếu tố hút ẩm và khóa ẩm là được rồi.
Các thành phần thuộc nhóm Emollients này đồng thời cũng là cấu trúc chính được đề cập đến của các lipid gian bào với cấu trúc gồm các ceramides, cholesterol và các acid béo…
Việc thiếu hụt các thành phần này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp lớp màng lipid làm rối loạn chức năng của hàng rào bảo vệ da – giữ độ ẩm ở lại trên da mà còn nhiều bệnh lý hệ luỵ sau đó.
Nói chung là mấy thành phần thuộc nhóm Emollients làm mềm này rất lành tính và thường trực trong mọi sản phẩm từ sữa rửa mặt, tẩy trang tới toner, tinh chất, kem dưỡng, kem chống nắng luôn. Không thể thiếu trong bất kỳ một sản phẩm dưỡng da nào.
- Cholesterol
- Squalene
- Fatty Acids / Fatty alcohol – Các acid béo hoặc cồn béo…có thể giúp cũng cố các lipid gian bào của hàng rào bảo vệ da. Ví dụ: stearic, linoleic, linolenic, oleic, lauric, có trong dầu cọ, dầu dừa…
- Ceramides – một trong những thành phần chính của các lipid gian bào, cấu tạo nên lớp vữa vững chắc của lớp sừng.
4. Chất Protein Rejuvenators dưỡng ẩm phục hồi
Các chất thuộc nhóm này thường được đưa vào các sản phẩm chống lão hóa hoặc dược mỹ phẩm, tập trung cho nhiệm vụ tái tạo lại tế bào và sửa chữa hàng rào bảo vệ da. Trẻ hoá phục hồi làn da bằng cách cung cấp các proteins thiết yếu.
Các thành phần dưỡng ẩm có thể làm được điều này như EGF, Ceramide, Collagen, Elastin, Keratin.
Tuy nhiên vẫn còn tranh cãi nhiều vì khó hiệu quả, vì các phân tử protein như collagen, keratin hay elastin quá lớn để qua được lớp biểu bì. Nghiên cứu chỉ ra rằng các phân tử được microencapsulated xuống nhỏ, hoặc liposome-encapsulated để thấm vẫn thấm được.
Tìm kem dưỡng ẩm cho từng loại da
1/ Da dầu:
- Da dầu không cần quá nhiều các occlusives khóa ẩm mà cần humectants hút ẩm là chính.
- Tìm các loại dưỡng ẩm mỏng nhẹ. Thường là dạng kem mỏng hay gel, có nền nước.
Da không thể điều tiết được dầu tức vẫn rất nhiều dầu, bạn hoàn toàn có thể bỏ bước gọi là kem dưỡng ẩm. Lúc này Serum có chứa các humectants như Niacinamide, Panthenol, Hyaluronic Acid… hoặc peptide cũng là một chất dưỡng ẩm nhẹ nhàng cho làn da dầu cần được sửa chữa, đây sẽ là lựa chọn tối ưu của bạn.
Ví dụ như buổi sáng là thời điểm mình tiết nhiều dầu nhất, nên mình chỉ sử dụng toner essence Wskin (chứa peptide và Hyaluronic Acid cùng chiết xuất gạo) để dưỡng ẩm, do kết cấu nhẹ và thấm nhanh. Bỏ qua kem dưỡng ẩm và dùng một loại kem chống nắng chứa glycerin, cồn béo và một vài chất emollients từ thực vật cho hiệu quả đồng thời: dưỡng ẩm – bảo vệ da.
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
2/ Da khô:
Bản chất của da khô là một loại tổn thương hàng rào bảo vệ da và thiếu độ ẩm, thế nên để khôi phục hàng rào bảo vệ da thì việc sử dụng kem dưỡng chứa chất khóa ẩm occlusives và chất Protein Rejuvenators là không chệch đi đâu được. Một số làn da rất khô thật sự rất ưa các protein rejuvenators. Ví như mà bạn sẽ thấy bạn của bạn khen cái collagen kia nức nở vì kem vẫn giúp được làn da khô tróc của nó bóng khỏe.
Thường texture dành cho da khô sẽ nặng, dày và đặc để kem chịu khó lưu lại lên da.
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Lưu ý nhỏ đó là thời tiết cũng sẽ quy định tới việc cần bổ sung chất gì cho da nữa. Mùa hè có thể tăng humectants hút ẩm, mùa đông thì tăng occlusives khóa ẩm, da nhạy cảm thì bổ sung các chất Protein Rejuvenators dưỡng ẩm phục hồi. Và mùa nào thì cũng cần Emollients làm mềm hết!!
Hy vọng với bài viết này bạn có thể tìm được cho mình một sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp nhé.