Trong nhiều năm trở lại đây, khi nhắc đến khái niệm chống lão hóa, giảm nếp nhăn, người ta có xu hướng tìm đến các phương pháp căng da xâm lấn lại bệnh viện thẩm mỹ, spa chuyên nghiệp. Hoặc sử dụng các hoạt chất active mạnh như retinol, tretinoin – phong trào đang thịnh thành trong năm 2020. Với ưu thế vượt trội đó là những sản phẩm chứa retinol hoặc tretinoin được chứng minh không chỉ giảm nếp nhăn, chống lão hóa mĩ mãn mà còn khắc phục hoàn hảo các vấn đề khác như mụn, sắc tố, lỗ chân lông to. Vì lẽ đó mà người tiêu dùng đã coi các active này là hình mẫu của một sản phẩm chống lão hóa hiện đại, Và dần bỏ quên các các chất chống lão hóa tuyệt vời từ thiên nhiên, điển hình là Nhân Sâm – vốn được coi là thần dược chống lão hóa kinh điển của phái đẹp Á Đông.
Thực tế về nhân sâm trong mỹ phẩm
Các thương hiệu mỹ phẩm khi đưa nhân sâm vào sản phẩm dưỡng da của mình, bao gồm lotion, kem dưỡng, serum, toner… đều đi kèm với lời hứa hẹn có thể giúp da trẻ hóa trở lại và giảm sạm nám, dưỡng trắng da. Thực tế thì thế nào?
Trong bài báo “Oriental Herbs in Cosmetics” của các tác giả Ok-Sub Lee, Hak-Hee Kang, Sang-Hoon Han, thuộc Trung tâm nghiên cứu phát triển Thái Bình Dương, thành phố Yongin, Hàn Quốc, đăng trên tạp chí mỹ phẩm nổi tiếng thế giới “Cosmetics & Toileteries magazine” (vol. 112, January, 1997):
“Nhân sâm có thể hoạt hóa được lớp biểu bì của da, làm giảm sự hóa sừng, giữ ẩm và làm mềm dịu da, làm tăng cường lưu thông máu dưới da và làm giảm nhăn da, làm trắng da. Tác dụng chính của nhân sâm là nhờ làm tăng cường nuôi dưỡng da do kích thích tuần hoàn máu; kéo dài đời sống tế bào da khỏi bị sừng hóa do đó làm trẻ hóa làn da. Các hợp phần có hoạt tính của nhân sâm có thể có đủ tác dụng tương tự như hormone nữ trên da. Như vậy các nhà khoa học trong lĩnh vực mỹ phẩm vẫn bảo vệ quan điểm là Nhân sâm có tác dụng thực sự nếu được đưa vào mỹ phẩm. Vấn đề là các nhà làm mỹ phẩm có thực sự đưa loại thuốc bổ thần diệu này vào mỹ phẩm hay không, và đưa vào nhiều hay ít, liệu có đủ nồng độ để gây được tác dụng thực sự trên da, tóc không?
Khoa học ngày nay cũng tìm ra được thành phần rất phong phú của sâm, đó là các gluxit, protein, peptit, enzyme, lipit, chất khoáng, axit hữu cơ, các terpenoid, steroid, vitamin, axit Nicotinic, và đặc biệt là các Ginsenoside Rb1, Rb2, Rb3, Rc, Rd, Re, Rg1, rất đặc thù trong Nhân sâm. Trong đó, loại Rb3 chứa hàm lượng nhiều nhất trong chiết xuất lá nhân sâm, cũng là chất cơ bản nhất cho làn da lão hóa.
Và để với câu hỏi dưỡng da với nhân sâm có thực sự hiệu quả, thì câu trả lời nằm ở trải nghiệm của người tiêu dùng. Tôi chỉ muốn nói là thế này, khả năng tạo nên những lợi ích cho làn da từ sâm là có. Tuy nhiên cần một thời gian sử dụng để có thể đánh giá được mức độ hiệu quả của thành phần này trong các loại mỹ phẩm.
Hóa ra lợi ích của nhân sâm với làn da lại nhiều như thế!
Không như những hoạt chất mạnh như retinol 0.1% – 1%, Tretinoin 0.025 – 0.1% tiềm ẩn khả năng gây kích ứng trên da, chống lão hóa với thành phần nhân sâm ít nguy cơ kích ứng hơn và vẫn làm tốt chức năng của một loại dưỡng đa năng: làm trắng, làm mềm, bảo vệ độ ẩm, tăng độ đàn hồi, giảm nhăn sâu.
1. Chống lão hóa, tăng sinh collagen
Công dụng nổi bật nhất của Nhân sâm trong mỹ phẩm đó là chống lão hóa. Bằng cách tăng sinh collagen và chống oxy hóa bảo vệ tế bào, giúp tạm thời ngăn chặn tốc độ lão hóa.
Theo một nghiên cứu đăng trên trang MDPI, thí nghiệm 2 loại ginsenoside trong chiết xuất lá nhân sâm (dòng Panax Ginseng): rb2 và rb3. Cho thấy hai loại ginsenoside này có thể tăng tới 55,1% nguyên bào sợi collagen loại 1.
2. Giảm nếp nhăn
Đây là kết quả ghi nhận được sau khi thử nghiệm hàm lượng 0,05% chiết xuất nhân sâm trên vết chân chim ở khóe mắt. Nghiên cứu được thực hiện trên 17 người trong vòng 8 tuần, cho thấy sự tiến triển rõ rệt, độ hằn sâu của nếp nhăn được nâng lên đáng kể.
3. Không gây kích ứng
Để đánh giá tác động kích ứng của chiết xuất nhân sâm đối với các ứng dụng lâm sàng trên da người, một thử nghiệm đã được thực hiện trên làn da của 30 người Hàn Quốc. Những tình nguyện viên tham gia thử nghiệm có độ tuổi trung bình là 36,0 tuổi (phạm vi 19–50) tất cả là nữ. Kết quả là đội nghiên cứu không quan sát thấy bất kỳ phản ứng bất lợi nào như ban đỏ, bỏng rát hoặc ngứa.
Nếu bạn có một làn da nhạy cảm và ưa chuộng một thành phần chống lão hóa tốt, thân thiện với da hơn các chất actives thì một loại tinh chất hoặc kem dưỡng nhân sâm là một gợi ý không tồi.
4. Duy trì độ đàn hồi của da
Cùng với việc ngăn ngừa hình thành nếp nhăn và làm mờ nếp nhăn, nhân sâm được biết đến với công dụng cải thiện độ đàn hồi. Một khi bạn đối phó với các nếp nhăn, bạn sẽ muốn phục hồi độ đàn hồi đó. Nguyên nhân chính của việc mất độ đàn hồi trên da là do giảm sản xuất collagen và elastin trong da của chúng ta. Nhưng nếu bạn kết hợp nhân sâm trong quá trình chăm sóc da của mình, nhờ vào việc thúc đẩy sản xuất elastin, làn da của bạn sẽ dần lấy lại độ đàn hồi.
Nhân sâm có thực sự lỗi mốt?
Nhân sâm không phải là thời trang, và nó không phải là một thành phần bị quên lãng trong thế giới mỹ phẩm. Nhân sâm tuy không còn là từ khóa hot hay là thành phần được nhiều nhãn hiệu ưa chuộng như trước đây nữa, nhưng mỗi một Ginseng Skincare Product được định vị đều chứa trọn vẹn tinh túy của loại dược liệu kinh điển này, đem đến những giá trị lớn cho sức khỏe làn da của người sử dụng.
Hiện nay, các brand cosmetics của Hàn Quốc như She’s MX, Lisange, Epona, Sulwhasoo… vẫn tiếp tục phát triển dòng dưỡng da với thành phần highlight từ sâm Panax Ginseng, và nhận được nhiều sự ưa chuộng của chị em phụ nữ.
Nguồn tham khảo:
- Lee, J.; Jung, E.; Lee, J.; Huh, S.; Kim, J.; Park, M.; So, J.; Ham, Y.; Jung, K.; Hyun, C.G.; et al. Panax ginseng induces human Type I collagen synthesis through activation of Smad signaling. J. Ethnopharmacol. 2007, 109, 29–34. [Google Scholar] [CrossRef] [PubMed]
- Seoungwoo Shin, Jung-A Lee, Dahee Son, Deokhoon Park, Eunsun Jung. *Anti-Skin-Aging Activity of a Standardized Extract from Panax ginseng Leaves In Vitro and In Human Volunteer [ https://www.mdpi.com/2079-9284/4/2/18/htm ]